Kẽm là một trong 14 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng và nên dùng loại nào tốt nhất cho bé… đang là một trong số những câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm.
Trong bài viết dưới đây, dược sĩ Vitasip Kids tổng hợp tất cả thông tin kiến thức cơ bản về bổ sung kẽm cho bé.
Kẽm là một khoáng chất. Nó được gọi là “Nguyên tố vi lượng thiết yếu” vì một lượng rất nhỏ kẽm cần thiết cho sức khỏe con người. Vì cơ thể chúng ta không dự trữ kẽm dư thừa, nên nó phải được bổ sung thường xuyên như thông qua chế độ ăn uống. Các nguồn thực phẩm phổ biến có chứa kẽm bao gồm: thịt đỏ, thịt gia cầm và cá. Thiếu kẽm có thể khiến trẻ thấp lùn, giảm khả năng ăn uống, tinh hoàn và buồng trứng có thể hoạt động không bình thường.
Kẽm được sử dụng để điều trị phòng ngừa thiếu kẽm và các hậu quả do nó gây ra, bao gồm chậm lớn, còi cọc và tiêu chảy cấp ở trẻ em, vết thương chậm lành và bệnh Wilson.
Kẽm cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể người. Nó được tìm thấy trong một số hệ thống và phản ứng sinh học, và nó cần thiết cho chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương, đông máu, chức năng tuyến giáp. Các loại thịt, hải sản, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp hàm lượng kẽm tương đối cao.
Thiếu kẽm là một hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng khá phổ biến trên thế giới. Các triệu chứng thiếu kẽm bao gồm: Chậm phát triển, mức Insulin thấp, chán ăn, khó chịu, rụng tóc, da thô ráp và khô, vết thương chậm lành, khứu giác kém, tiêu chảy và buồn nôn. Thiếu kẽm vừa phải có liên quan đến các rối loạn của ruột gây cản trở sự hấp thụ thức ăn (hội chứng kém hấp thu), nghiện rượu, suy thận mãn tính và các bệnh suy nhược mãn tính.
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực và nó có nồng độ cao trong mắt. Thiếu kẽm có thể làm thay đổi thị lực và thiếu hụt nghiêm trọng có thể gây ra những thay đổi vở võng mạc.
Kẽm cũng có thể có tác dụng chống lại virus. Nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng của virus rhinovirus (cảm lạnh thông thường), tuy nhiên các nhà nghiên cứu chưa giải thích được chính xác cơ chế hoạt động của nó. Ngoài ra, có một số bằng chứng cho thấy kẽm có một số hoạt động kháng Virus chống lại Virus Herpes.
Mức độ kẽm thấp có thể dẫn đến bệnh hồng cầu hình liềm, HIV, trầm cảm nặng…. [1]
Kẽm có vai trò lớn với sự phát triển của trẻ ngay từ khi ở giai đoạn bào thai. Trong quá trình mang thai nếu mẹ thiếu kẽm, có nguy cơ sinh non cao hơn 3 lần so với những bà bầu khỏe mạnh khác. Không chỉ vậy, đứa trẻ thiếu kẽm khi sinh ra cũng bị nhẹ cân, thấp còi hơn so với những em bé đủ dinh dưỡng.
Bổ sung kẽm đầy đủ, giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn, có thể giúp bé đạt chiều cao bình thường, tình trạng suy dinh dưỡng cũng sớm được cải thiện. Bởi, trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, kẽm có trong cấu trúc tế bào của 80 loại enzyme, bao gồm trong hệ thống thủy phân, đồng hóa, xúc tác các phản ứng sinh năng lượng… Do vậy, kẽm nắm giữ “quyền lực” khá lớn trong quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp protein, acid nucleic….
Cơ thể trẻ thiếu kẽm có thể tăng nguy cơ cao mắc các bệnh lý:
Thiếu kẽm não bộ bé có thể bị tác động không tốt, trẻ dễ cáu gắt, dẫn tới các chứng rối loạn thần kinh, bệnh tâm thần phân liệt. Bởi kẽm có nồng độ cao trong não, vỏ não… Kẽm tham gia điều hòa chất chuyển vận thần kinh, vận chuyển canxi vào não…
Kẽm giúp tóc, móng, da phát triển tốt hơn. Thiếu kẽm tóc xơ cứng, chuyển màu đen sang vàng, móng tay dễ bị gãy, da khô sạm…
Thiếu kẽm cũng khiến bé chán ăn, lưỡi bị viêm lưỡi bản đồ, viêm niêm mạc miệng…. Bé ăn không ngon miệng, mất cảm giác..
Kẽm giúp tổng hợp các hormone tăng sinh trưởng, insulin… tăng khả năng miễn dịch, chống các bệnh nhiễm khuẩn…
Để đảm bảo an toàn, ba mẹ bổ sung kẽm cho bé qua đường uống. Tùy từng trường hợp mà có liều lượng khác nhau. Cụ thể:
Tổng quát : Viện Y học đã thiết lập mức kẽm cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng là 2 mg / ngày. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em lớn hơn, lượng kẽm được khuyến nghị trong Chế độ ăn kiêng (RDA) đã được thiết lập:
+ Trẻ sơ sinh và trẻ em từ 7 tháng đến 3 tuổi, 3 mg / ngày;
+ Trẻ 4 đến 8 tuổi, 5mg / ngày;
+ Trẻ 9 đến 13 tuổi, 8mg / ngày;
+ Trẻ em gái 14-18 tuổi, 9mg / ngày.
Mức độ hấp thu trên có thể dung nạp được (UL) của kẽm đối với những người không có giám sát y tế:
+ Trẻ sơ sinh đến 6 tháng, 4 mg / ngày;
+ Trẻ 7 đến 12 tháng, 5 mg / ngày;
+ Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, 7mg / ngày;
+ Trẻ 4 đến 8 tuổi, 12 mg / ngày;
+ Trẻ 9 đến 13 tuổi, 23 mg / ngày;
+ Trẻ 14 đến 18 tuổi (bao gồm cả mang thai và cho con bú), 34 mg / ngày.
Đối với rối loạn thiếu kẽm (viêm da enteropathica): khuyến cáo dùng 2-3 mg/kg kẽm mỗi ngày trong suốt cuộc đời, để điều trị chứng rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm.
Đối với chứng rối loạn ăn uống: dùng 14-50 mg kẽm hàng ngày.
Đối với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): dùng 55-150 mg kẽm sulfat có chứa 15-40 mg kẽm nguyên tố hàng ngày trong 6-12 tuần.
Đối với cảm lạnh thông thường: Một viên ngậm chứa 10-23 mg kẽm gluconat, được hòa tan trong miệng cứ hai giờ một lần, có thể dùng trong tối đa 10 ngày. Siro có chứa 15mg kẽm cũng đã được sử dụng hai lần mỗi ngày trong tối đa 10 ngày.
Đối với hăm tã: Uống 10 mg kẽm mỗi ngày, từ ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai của cuộc đời cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Đối với tiêu chảy: Uống 10-40 mg hàng ngày trong 7-15 ngày để điều trị tiêu chảy ở trẻ suy dinh dưỡng hoặc thiếu kẽm.
Đối với nhiễm trùng da do ký sinh trùng Leishmania (tổn thương Leishmania): Uống 2,5-10 mg/kg kẽm sulfat, chia làm ba lần mỗi ngày, sử dụng trong 45 ngày.
Đối với bệnh viêm phổi: Ở các nước đang phát triển, uống 10-70mg kẽm hàng ngày cho trẻ em suy dinh dưỡng từ 3 tháng đến 5 tuổi. Ngoài ra, 2mg/kg kẽm sulfat đã được uống hàng ngày chia làm hai lần trong 5 ngày.
Đối với bệnh do nhiễm vi khuẩn Shigella (shigellosis): Siro đa sinh tố có chứa 20mg kẽm đã được sử dụng chia làm hai lần mỗi ngày trong 2 tuần.
Đối với bệnh hồng cầu hình liềm: uống hàng ngày 10mg trong một năm ở trẻ em 4-10 tuổi. Ngoài ra, dùng hai lần mỗi ngày, mỗi lần 15mg, liên tục trong một năm ở bé trai trai từ 14-18 tuổi.
Đối với các vết loét ở chân do lưu thông máu yếu (loét tĩnh mạch chân): 220 mg kẽm sulfat đã được sử dụng ba lần mỗi ngày cùng với băng vết loét.
Đối với tình trạng thiếu vitamin A: dùng hàng ngày 20mg kẽm trong 14 ngày, với 200.000 IU vitamin A vào ngày thứ 14, đã được sử dụng cho trẻ em 1-3 tuổi.
Như đã trình bày ở trên, trên thế giới hiện tượng các bé thiếu hụt vi chất dinh dưỡng rất phổ biến, không chỉ thiếu kẽm mà còn cả các vitamin và khoáng chất khác. Hầu hết các bố mẹ cảm thấy rất phiền toái khi muốn bổ sung dinh dưỡng cho con mà phải mua quá nhiều loại, chia thành nhiều lần uống…. Thêm vào đó việc đóng gói chia liều lượng của nhiều hãng khác nhau, khiến khó khăn trong một số tình huống đi du lịch, đi học, đi chơi xa…
Khắc phục được những vấn đề nêu trên, Vitasip Kids hiện đang là giải pháp bổ sung kẽm cho bé được nhiều bố mẹ lựa chọn.
Bởi các lý do sau:
Vitasip Kids là dòng multivitamin được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, tại Hungary. Với ưu điểm vượt trội là bổ sung đủ 14 Vitamin và khoáng chất, giúp bé có đầy đủ năng lượng cho cả ngày vui vẻ, phát triển toàn diện hơn mỗi ngày, Vitasip Kids đã được hàng triệu trẻ em và các vị phụ huynh trên toàn thế giới yêu mến, tin tưởng sử dụng. Không chỉ vậy, với thiết kế thông minh sáng tạo, dạng ống hút, Vitasip Kids sẽ cho bé một cảm giác thú vị khi sử dụng, cho bé đam mê với việc uống nước hơn.
Chia sẻ trải nghiệm khi cho con dùng Vitasip Kids, chị Nguyễn Hồng Hạnh - Bắc Từ Liêm nói: “Bông nhà mình năm nay hơn 3 tuổi, con rất lười ăn rau và trái cây. Con lại ham chơi, mồ hôi ra nhiều nhưng không uống nước đủ. Con hay bị táo bón, và dễ bị ốm khi thay đổi thời tiết. Có hôm vô tình gặp quảng cáo Vitasip trên mạng, đọc thấy thú vị, mình cho con dùng thử, thấy bé thích nên từ đó dùng suốt. Con thích vị chua chua dịu nhẹ của trái cây tự nhiên với các hạt vitamin khoáng chất tan ra khi cho vào nước. Mình đã bớt lo lắng hơn hẳn về việc bổ sung dinh dưỡng cho con, khi cháu thích Vitasip Kids!”
Liên hệ đặt hàng và được tư vấn chi tiết từ bác sĩ: 024.777.04.888
Tài liệu tham khảo:
[1] https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-982/zinc
Trong suốt quá trình học tập và làm việc, dược sĩ Hoàng Phương Thảo đã có quá trình nghiên cứu về nhiều loại dược liệu để bào chế thuốc, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Mỗi nhóm vitamin và khoáng chất đóng góp vai trò riêng trong chuỗi các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Thiếu...
Sử dụng vitamin tổng hợp mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, có thêm lớp áo giáp bảo vệ trước các...
Trẻ nhỏ cần có nguồn năng lượng dồi dào để đáp ứng nhu cầu phát triển trí tuệ và thể chất. Ngoài...
Vitamin tổng hợp cho bé đóng vai trò quan trọng, tham gia vào quá trình phát triển thể chất và trí tuệ...